Ngang nhiên thôn tính đất rừng

Thứ ba - 07/08/2018 07:12
Nhiều công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên được chính quyền địa phương giao đất, giao rừng nhưng buông lỏng quản lý, thậm chí cố ý làm trái khiến rừng bị tàn phá, đất đai bị xà xẻo mua bán trao tay.
Nữ PV Tiền Phong trên bãi gỗ tang chứng tại một Hạt kiểm lâm.
Nữ PV Tiền Phong trên bãi gỗ tang chứng tại một Hạt kiểm lâm.

Vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn: Kỷ luật chủ tịch xã

Khiển trách chủ tịch xã để xảy ra phá rừng

Thêm 4 quân nhân bị kỷ luật vì để lâm tặc khoét núi, phá rừng

Có những hộ chiếm ngay đất trong khuôn viên trạm bảo vệ rừng, hộ thì tự dựng hàng loạt lô cốt để “giữ” đất… Có cán bộ tranh thủ cho người thân đứng tên chiếm dụng hàng trăm hecta đất lâm nghiệp.

Biến đất rừng thành của riêng

Ðã hơn 8 tháng trôi qua, chính quyền xã Ðắk Hà, huyện Ðắk G’Long (Ðắk Nông) vẫn chưa tiến hành cưỡng chế hàng chục “lô cốt” xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất tại thôn 8, tiểu khu 1686. Theo biên bản số 09/BB-VPHC ký ngày 18/12/2017 của UBND xã Ðắk Hà, ông Trương Ðình Nở (trú tại thị xã Gia Nghĩa) đã chiếm đất rừng sản xuất do xã Ðắk Hà quản lí. Tại thời điểm kiểm tra, ông Nở đã cho đổ đất, dựng 6 ngôi nhà thưng tôn để chiếm đất. Chính quyền địa phương yêu cầu ông Nở tự nguyện tháo dỡ công trình trái phép, đồng thời bàn giao lại đất để xã trồng rừng theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay những căn nhà trái phép lấn chiếm “mọc” trên đất rừng của ông Nở vẫn chưa được giao trả lại mặt bằng, chính quyền địa phương cũng chưa thực hiện cưỡng chế. Trao đổi với Tiền Phong, ông Trương Ðình Nở công nhận hiện tại ông đã dựng được 9 cái chòi. Mục đích việc dựng chòi của ông là để giữ đất. “Ðây là đất của công ty lâm nghiệp cấp cho tôi mục đích để trồng rừng trong thời gian 50 năm (từ 2002-2052). Trong thời gian tôi đi tù 10 năm thì bị người ta lấn chiếm. Khi ra tù tôi phải lấy lại. Mục đích dựng 9 căn chòi này là để giữ đất của tôi. Nhà nước muốn thu hồi đất thì phải trả lại thành quả trên đất cho tôi” - ông Nở cho biết.

PV có đề nghị ông Nở cung cấp hồ sơ chứng minh ông được giao đất, nhưng ông này không cung cấp. Theo quan sát của PV khu vực mà ông Nở đang nói tới hiện chỉ có lác đác vài hàng thông, phần còn lại đã bị người dân trồng tiêu, hoặc dựng nhà trái phép. Một lãnh đạo UBND xã Ðắk Hà cho biết: Ðến nay huyện đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế giải tỏa. Tuy nhiên về mặt hồ sơ vẫn đang cần thời gian để xác minh lại nguồn gốc của đất đai. Cho nên, huyện đã hoãn thời gian cưỡng chế. Trách nhiệm của xã đã thực hiện chỉ đạo của huyện. Ðối với ông Nở không thực hiện theo xử phạt hành chính mà UBND xã Ðắk Hà ban hành, sắp tới sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định.

Theo báo cáo của lãnh đạo Cty TNHH Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Ðắk Lắk, ngày 17/8/2017, công ty đã phát hiện ông Nguyễn Công Dân (trú tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, nguyên là cán bộ của công ty) dựng nhà trái phép bên trong khuôn viên Trạm bảo vệ rừng số 3 của công ty. Công ty đã yêu cầu ông Dân phải tự ý tháo dỡ nhà, trả lại đất cho công ty nhưng ông này không chấp hành. Qua xác minh ban đầu, việc dựng nhà trái phép của ông Dân có dấu hiệu tiếp tay của một số cán bộ, nhân viên của công ty, nhưng phía công ty chưa đủ chứng cứ để kết luận vụ việc.

Ðể mất cả ngàn heCTA rừng - cán bộ vẫn vô can

Theo Kết luận Thanh tra số 2837/KL-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh Ðắk Lắk, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được giao 13.832,40ha (trong đó: đất có rừng: 9.231,46 ha, đất chưa có rừng: 4.452,22 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 147,27 ha, đất trụ sở: 1,45 ha). Từ năm 2012-2016 công ty đã để nhiều hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép đất rừng với diện tích lên tới 2.270,55ha (trong đó có 1.626,44 ha rừng tự nhiên) để trồng cây ngắn ngày và 150 ha cây điều, nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Công ty hiện vẫn chưa ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường Ðắk Lắk. Ông Lang Văn Tăng cán bộ của công ty thì mượn 0,1 ha diện tích đất xây dựng trụ sở công ty, và làm nhà ổn định trên đất đó suốt từ năm 2009 đến nay.

“Trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Văn Ðính, nguyên Giám đốc và các cá nhân có liên quan của Công ty Rừng Xanh. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã Cư Kbang và Chủ tịch UBND huyện Ea Súp (từ năm 2012 đến tháng 10/2016). Ðể người dân lấn chiếm, xâm canh trái phép là thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước. Yêu cầu Công ty Rừng Xanh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát diện tích đất rừng bị các hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép để đưa vào phương án sử dụng đất của công ty. Thu hồi diện tích đất của ông Lang Văn Tăng để bàn giao công ty quản lý. Giao Công an tỉnh tiến hành điều tra làm rõ trách nhiệm của chủ rừng và các đơn vị, cá nhân có liên quan để các hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép” - lược trích Kết luận thanh tra số 2837 của UBND tỉnh 
Ðắk Lắk.             

Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được giao 13.832,40ha (trong đó: đất có rừng: 9.231,46 ha, đất chưa có rừng: 4.452,22 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 147,27 ha, đất trụ sở: 1,45 ha). Từ năm 2012-2016 công ty đã để nhiều hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép đất rừng với diện tích lên tới 2.270,55ha (trong đó có 1.626,44 ha rừng tự nhiên)

 


 

Tác giả bài viết: VŨ LONG

 Từ khóa: sai phạm, phá rừng, cán bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tìm kiếm Bất Động Sản
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay892
  • Tháng hiện tại24,621
  • Tổng lượt truy cập1,380,242
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây