Những chiếc cọc đuổi tàu ở Cát Bà

Chủ nhật - 05/08/2018 19:29
Nhiều bạn đọc đã bình luận dưới bài báo “Hải Phòng: Bỏ tiền phá dỡ dự án trăm tỷ làm xong đắp chiếu” trên Báo Giao thông ngày 2/8.
hai phong

Nhiều bạn đọc đã bình luận dưới bài báo “Hải Phòng: Bỏ tiền phá dỡ dự án trăm tỷ làm xong đắp chiếu” trên Báo Giao thông ngày 2/8

Đa số bình luận đều chia sẻ với ngư dân Cát Bà, những người đã bị chiếm chỗ neo đậu tránh bão bằng một dự án được duyệt với mục đích giúp họ được… an toàn hơn.

Bài báo cho biết, dự án được triển khai từ năm 2007, hoàn thành năm 2012 do Sở NN&PTNT Hải Phòng làm chủ đầu tư. Mục tiêu là xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão cho khoảng 1.000 tàu thuyền. Dự án có mức đầu tư 184,1tỷ đồng từ ngân sách T.Ư và TP Hải Phòng, triển khai trên quy mô 54,45ha. Sau khi hoàn tất, khu mặt nước này mọc lên 9 trụ neo loại lớn, 106 trụ neo loại nhỏ dưới nước; 1 cột đèn báo hiệu và hệ thống 10 phao tiêu báo hiệu, ngoài ra còn các hạng mục như nạo vét luồng, xây bờ kè…

Từ khi có dự án, chẳng một tàu thuyền nào dám vào khu bãi trụ cọc này. Mỗi khi có bão, tàu thuyền chỉ vào những khu vực sát khu neo đậu tàu thuyền mà không vào bãi cọc. “Có lẽ khi thiết kế dự án người ta đang ngồi trong phòng máy lạnh nên mới nghĩ ra cái hàng cọc ấy. Chúng tôi là người miền biển biết rõ nơi này sóng to, gió lớn, nếu neo đậu tàu thuyền vào mấy hàng cọc bê tông ấy thì chỉ cần vài con sóng, tàu sẽ va vào hàng cọc mà vỡ”, bài báo trích dẫn ý kiến Chủ tịch xã Trân Châu cho biết.

Bạn đọc Quang Hải viết: “Cát Bà giờ sắp thành khu du lịch với sự có mặt của rất nhiều tập đoàn lớn, diện tích mặt biển, bờ biển dành cho bà con đánh bắt thủy sản ngày càng hẹp lại. Đã thế lại còn có những dự án trơ trẽn đến mức này”.

Bạn đọc Minh Lý xót xa: “Nhìn những hàng cọc khổng lồ bán kính tới 1m mà đau xót. Ngư dân đi biển thấy bão là sợ mất mạng, mất nghiệp, chỉ mong có khu tránh trú bão để nương nhờ thì cọc nhọn ngáng đường thế kia. Điều đáng nói là hàng cọc đó không phải thiên tạo mà là nhân tạo, được dựng lên bằng chính tiền thuế của dân”.

“Ai phải chịu trách nhiệm? Phá dỡ hoàn toàn hay tiếp tục đầu tư để có thể dùng được? Không thể để ngỏ câu trả lời như bài báo nêu”, độc giả Lý Hòa - người tự nhận từng sinh ra và lớn lên ở vùng quê này đặt câu hỏi.

 

Tác giả bài viết: Camera giám sát hành trình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Bất Động Sản
Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay1,135
  • Tháng hiện tại17,521
  • Tổng lượt truy cập1,373,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây