Thành công không phải tự nhiên mà đến.
Thành công đến từ những thất bại trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi lần thất bại là mỗi lần ta học được những bài học giá trị để đi đến những thành công sau đó. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu muốn thành công thực sự bạn phải trải nghiệm và rút ra những bài học từ những lần vấp ngã của chính mình. 10 bài học được đề cập dưới đây được đúc kết từ những doanh nhân thành đạt giúp bạn
thành công trong kinh doanh. Hãy cùng sống hay sống đẹp khám phá những bài học này nhé.
|
Nếu muốn thành công thực sự bạn phải trải nghiệm và rút ra những bài học từ những lần vấp ngã của chính mình. |
1. Bài học kinh doanh từ "thuyết bán kem" của Wang Yung Ching
Các bạn nghĩ rằng bán kem thì phải đợi đến hè mới bán bởi lúc đó thời tiết nóng bức sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn. Nhưng bạn đã lầm. Các nhà kinh doanh nổi tiếng rút ra được bài học là nếu bán kem thì nhất định phải bắt đầu bán vào mùa đông. Đơn giản là bởi vì mùa đông lượng khách hàng thường không nhiều lắm, lúc đó bắt buộc bạn phải giảm chi phí để cải thiện dịch vụ.
Và nếu như việc bán kem của bạn có thể tồn tại được trong mùa đông, thì chắc chắn rằng bạn sẽ không sợ không cạnh tranh được vào mùa hè; Hãy luôn nhớ rằng chỉ khi bạn đã từng trải qua khó khăn thì lúc đó bạn mới biết hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp này như thế nào. Đây là bài học kinh doanh có tên
“thuyết bán kem” do ông Wang Yung Ching một doanh nhân thành đạt nổi tiếng ở Đài Loan đưa ra.
2. Bài học kinh doanh từ hiện tượng ngồi máy bay
Khi đi máy bay bạn thử quan sát kĩ những du khách ở độ tuổi khoảng 30 đến 40 xem bạn sẽ thấy có điều gì đó đặc biệt không. Và điều đặc biệt ở đây đó là những du khách ở khoang hạng nhất luôn luôn đọc sách, những du khách ở khoang thương gia đa số là xem tạp chí hoặc dùng laptop làm việc, còn những du khách ở khoang phổ thông chủ yếu là đọc báo, xem phim, chơi điện tử hoặc nói chuyện.
Hiện tượng ở đa số những người trong các phòng chờ vip đều đọc sách, còn những người trong các phòng chờ phổ thông đều dùng điện thoại hoặc tán gẫu cho bạn thấy được điều gì? Bạn có nghĩ rằng rốt cục là do vị trí ảnh hưởng đến hành động, hay là hành động ảnh hưởng đến vị trí đây? Và tất nhiên câu trả lời rất đơn giản đó là hành động ảnh hưởng đến vị trí chứ không phải vị trí ảnh hưởng đến hành động. Bài học ở đây là những người hay đọc sách thường là những người rất dễ thành công trong kinh doanh.
3. Bài học từ việc biết nắm bắt thời cơ.
|
Trong kinh doanh bạn hãy tự tìm cho mình một lối đi riêng, đừng bắt chước hay đi trên những con đường mà người khác đã từng đi. |
Có một thương gia nọ đem một bao tỏi đến một nơi mà ở đó người ta chưa bao giờ nhìn thấy tỏi, do đó người dân vô cùng thích thú. Để đáp lại tình cảm của người thương gia kia, người dân ở đó đã tặng lại cho một túi vàng.
Khi nghe được câu chuyện, một thương gia khác cũng ngay lập tức mang theo hai bao hành tây để đến nơi đó. Khi nhìn thấy hành tây, người dân ở đó cảm thấy vô cùng thích thú bởi họ cũng chưa bao giờ nhìn thấy hành tây. Và người dân nghĩ rằng nếu tặng lại vàng thì không thể nào thể hiện được hết cảm tình của họ với nhà thương gia kia. Và thế là họ đem bao tỏi mà họ là quý giá kia để tặng lại cho thương gia đó.
Mặc dù câu chuyện trên đây chỉ là một câu chuyện phiếm không có thật, nhưng điều tương tự như thế này cũng có thể xảy ra trong cuộc sống. Chỉ những người biết nắm bắt trước được thời cơ sẽ có thể nắm được vàng, còn những người chỉ đi theo lối mòn đó có thể sẽ chẳng nhận được gì! Vậy nên hãy tự tìm cho mình một lối đi riêng, đừng bắt chước hay đi trên những con đường mà người khác đã từng đi.
4. Bài học kinh doanh từ câu chuyện trộm rượu
Có một người nọ mua được một chum rượu rất ngon để trong sân. Nhưng khi hôm sau tỉnh dậy anh chỉ thấy chum rượu còn khoảng 4/5. Thấy vậy anh liền dán lên chum rượu ngon của mình một dòng chữ thông báo "
Không được trộm rượu". Ngày hôm sau anh vẫn thấy chum rượu của mình bị vơi đi. Bực quá anh lại dán mấy dòng chữ vào chum rượu như sau
"đây là thùng nước tiểu" với hi vọng là sẽ chẳng ai dám uống nữa. Ngày hôm sau tỉnh dậy anh thấy chum rượu của mình đã đầy nhưng chỉ toàn nước tiểu. Ngay khi đó anh lại quyết định dán lên cái chum đầy nước tiểu đó dòng chữ "
không được trộm rượu". Kết quả là ngày hôm sau thức dậy anh thấy chum nước tiểu đã vơi đi khá nhiều.
Vậy bài học từ câu chuyện trộm rượu ở đây là gì? Phải chăng trong kinh doanh chúng ta không nhất thiết phải thật thà quá.
5. Bài học kinh doanh từ chiến lược tiếp thị
Bạn phải nhớ rằng đối với những người kinh doanh, họ luôn sợ không có địa vị, sợ mất thể diện, sợ sản phẩm của họ không an toàn, và sợ không tốt bằng người khác. Nếu bạn biết nắm bắt được những đặc điểm tâm lý này bạn sẽ có được những chiến lược tiếp thị thành công hơn.
Còn đối với một khách hàng bình thường thì sao? Chắc chắn một điều rằng tất cả những khách hàng đều muốn mua được hàng với giá rẻ, muốn mùa hàng kèm theo quà tặng, muốn được giảm giá, muốn mặc cả và tính toán với người khác, và đương nhiên học muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Nắm được đặc điểm tâm lý này của khách hàng thì đương nhiên trong kinh doanh bạn sẽ tìm được chỗ đứng của mình.
6. Bài học từ cách thay đổi suy nghĩ
Có một người đàn ông nọ đi đến một ngân hàng trên phố Wall để vay tiền và thời gian vay là một tuần. Ngân hàng cho vay nói nhất định ông phải có vật thế chấp. Thế là người đàn ông kia đã đỗ lại chiếc xe đắt tiền của mình trước cửa ngân hàng để làm vật thế chấp. Sau đó nhân viên ngân hàng đem xe của ông ta vào trong kho giữ xe của ngân hàng và làm thủ tục cho người đàn ông vay tiền. Sau một tuần, ông ta đến ngân hàng trả tiền, tiền lãi chỉ có 50 đô la. Lúc đó nhân viên ngân hàng mới phát hiện ra rằng trong tài khoản của ông chỉ có một chút tiền. Nhân viên ngân hàng thấy lạ liền hỏi tại sao ông lại muốn vay tiền. Người đàn ông lúc đó nói
"phí gửi xe một tuần mới mất có 50 đô la, ở phố Wall này không tìm đâu ra bãi đỗ xe nào rẻ hơn đây được"
Bài học từ câu chuyện này cho thấy khi chúng ta làm gì thì cũng ta cũng phải suy nghĩ tính toán cái được cái mất rồi mới bắt tay vào làm.
7. Các doanh nhân thành đạt cho rằng thành công chỉ có hai loại
Các doanh nhân thành đạt cho rằng thành công chỉ có hai loại. Thứ nhất là làm
việc thành công. Thứ hai là làm
người thành công.
Làm việc không thành công, thì thành công chỉ là tạm thời; còn nếu làm người thành công thì không thành công chỉ là nhất thời. Muốn làm việc trước hết phải làm người.
Churchill đã từng nói rằng
"thành công thực ra không có bí quyết gì, nếu như có thì chỉ có hai thứ: Một là kiên trì đến cùng, không được từ bỏ; Hai là khi bạn muốn từ bỏ, hãy xem xét lại điều thứ nhất. Không có gì là không thể."
|
Nếu như bạn giỏi hơn, xuất sắc hơn người khác chỉ một chút thôi thì bạn có thể tiếp tục kiên trì và nhất định cơ hội thành công của bạn sẽ rất nhiều. |
8. Bài học kinh doanh từ hiệu ứng Bowling
Bowling có 10 chai, nếu như bạn mỗi lần ném đổ 9 chai, cuối cùng sẽ đạt được 90 điểm; Nếu như mỗi lần bạn ném đổ cả 10 chai, kết quả bạn sẽ được 240 điểm.
Quy tắc chấm điểm trong xã hội cũng như vậy. Nếu như bạn giỏi hơn, xuất sắc hơn người khác chỉ một chút thôi thì bạn có thể tiếp tục kiên trì và nhất định cơ hội thành công của bạn sẽ rất nhiều. Những cơ hội như thế này càng nhiều thì khoảng cách giữa những người khác ngày càng xa.
9. Bài học từ câu chuyện tặng trà
Trương Tam luôn thích uống loại trà 20 tệ. Mỗi lần Trương Tam mua trà ở tiệm mới mở, ông chủ đều tặng anh nửa lạng trà ngon. Trương Tam dùng trà ngon để tiếp khách. Một hôm rảnh rỗi ngồi pha trà liền thử một ngụm trà ngon. Uống xong cốc trà ngon miễn phí, Trương Tam liền không muốn loại 20 tệ nữa. Cho dù anh ta mua trà đắt như thế nào, ông chủ đều tặng nửa lạng trà ngon hơn. Trong vòng nửa năm, tiền Trương Tam mua trà gấp 10 lần trước đây.
10. Bài học kinh doanh từ hiệu ứng thương hiệu
Giá gốc của một món đồ hàng hiệu có giá từ khoảng 7 đến 9 trăm, nhưng khi bán thì tăng gấp chục lần nghĩa là bán với giá khoảng 7 đến 9 triệu. Tuy nhiên những người giàu có sính hàng hiệu vẫn đổ xô đi mua. Vậy thương hiệu là cái gì? Thương hiệu là khi thêm một số 0 vào giá gốc hàng thương hiệu để đem bán. Thêm hai số 0 vào giá gốc để đem bán sẽ thành hàng xa xỉ. Còn muốn thêm bao nhiêu số 0 vào giá gốc để bán thì được gọi là hàng di sản.