Không cố gắng bán hàng, chỉ chia sẻ niềm đam mê
Bob biết mọi thứ về quả dừa mà anh ấy đang bán, đặc điểm, môi trường sống và giá trị dinh dưỡng của chúng. Anh ăn dừa hàng ngày và nghiên cứu về chúng. Anh dùng chúng như một loại điều hòa cho cơ thể, kem dưỡng da, chất chống oxy hóa và chất giải rượu. Toàn bộ cuộc đời chàng trai trẻ này gắn với dừa.
Tôi từng là một khách hàng, và khi đến các công ty, tôi ghét nhất việc họ đưa tôi đi dạo quanh công ty để giới thiệu rằng công ty đó cung cấp hàng trăm sản phẩm khác nhau và tự nhận mình là chuyên gia trong cả trăm lĩnh vực đó. Trên thực tế, nếu anh có thể cung cấp từ 5 sản phẩm trở lên thì anh đã chẳng phải là chuyên gia rồi.
Coconut Bob có một mô hình kinh doanh rất đơn giản. Cậu ấy bán dừa, chỉ duy nhất dừa. Cậu ấy không cố lôi kéo khách hàng để chen chân vào chuỗi bán thịt chiên giòn trên đảo Hawaii. Cậu ấy cũng không cố đi bán hải sản. Bob chỉ bán dừa, đơn giản bởi đó là thứ cậu hiểu rõ nhất. Bob là chuyên gia về dừa.
Chàng trai này đặt chiếc lều bán dừa nhỏ bé của mình ở một khu vực nóng nhất trên đảo Maui. Tất nhiên, anh lắp cả điều hòa trong căn lều lụp xụp này để chiều lòng các “thượng đế”. Vậy tại sao Coconut Bob không đặt chỗ bán dừa ở một thị trấn nơi có nhiều khách hàng đi bộ ghé qua hơn trên đảo thưa thớt người? Tất cả đều là chiến lược cả!
Anh biết rằng, mọi người đều sẽ rất khát sau khi lặn dưới thời tiết nóng bức và đặc biệt là dưới nước biển. Ở đây, nhu cầu đã quá rõ ràng; hơn nữa anh lại không hề có đối thủ cạnh tranh. Anh bán nước giải khát tự nhiên cho những người đang thực sự khát và mệt.
Chấp nhận bị gọi là “kẻ điên”
Trên thực tế, từ thứ Hai đến thứ Tư, Coconut Bob làm ở trang trại trồng cây – mảng kinh doanh đầu tiên của anh. Từ thứ Năm đến Chủ nhật cậu mới đi bán dừa.
Bob thức dậy từ 4 giờ sáng mỗi ngày để trèo lên cây và chăm sóc những trái dừa. Bằng cách này, anh vẫn kịp đến nơi làm việc lúc 7 giờ sáng. Bob chưa bao giờ dừng làm việc một ngày nào. Anh sẵn sàng chấp nhận bị gọi là “kẻ điên” để theo đuổi đam mê và làm những điều mình thích.
Coconut Bob bán 3 sản phẩm từ dừa: đá làm từ dừa nạo 6 đô la, dừa đã xắt vỏ và để nguyên quả 7 đô la, kem dừa 8 đô la. Vốn đầu tư của anh là 0 đồng, bởi toàn bộ số dừa này đều là anh tự trồng. Vì thế, khi khách hàng mua bất cứ sản phẩm gì từ Bob, anh đều bỏ túi 100% lợi nhuận.
Bob có chiến lược chăm sóc khách hàng cũng rất đặc biệt. Khi tôi mua một chiếc kem dừa ốc quế, sau khi tôi ăn hết, anh ấy tự động nạp thêm kem miễn phí cho tôi. Anh ấy còn tặng tôi ăn thử loại kem dừa mới do tự tay anh làm và nó quả thật là loại kem ngon nhất mà tôi từng thưởng thức.
Không những thế, anh chàng bán dừa này còn dạy tôi cách bôi lá nha đam để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và làm sao để tránh bị cháy da khi bơi dưới nắng biển. Anh ta hỏi tôi về gia đình, nơi tôi sinh ra, công việc hiện tại của tôi và ước mơ của tôi là gì.
Bob không coi tôi là khách hàng, anh ấy đối xử với tôi như một người bạn!
Tôi từng gặp nhiều người bán hàng rất tài giỏi và có học thức. Họ khéo miệng và luôn cố gắng kiếm cho được từng đồng đô la từ khách hàng. Tất nhiên, tôi biết rằng mục tiêu cuối cùng của những người kinh doanh là lợi nhuận. Nhưng cuộc gặp gỡ với anh bán dừa đã dạy cho tôi bài học giá trị: Tiền chỉ là vật dụng để trao đổi trong kinh doanh.
Tôi không thích những ông chủ chỉ ngồi một chỗ và thao thao “chém gió” về việc ông ta sẽ làm thế nào để tăng ROI. Là một khách hàng, tôi không quan tâm anh có thể tăng lợi nhuận 10% hay mua cả một chiếc máy bay phản lực cho công ty. Điều tôi quan tâm là anh đối xử với tôi thế nào, có coi mỗi khách hàng là một thượng đế duy nhất trong căn phòng hay không. Đó là nguyên tắc cốt lõi!
Nguồn tin: cafef.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn