Điểm lại 4 sự kiện bất động sản ‘nóng’ nhất năm 2017

Thứ tư - 27/12/2017 15:57
Năm 2017 là một năm thị trường BĐS tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số rủi ro.

1. Làn sóng thanh tra bất động sản

Năm 2017 có thể xem là năm của thanh tra BĐS khi từ đầu năm đến nay, hàng loạt kết luận thanh tra về các dự án, chủ đầu tư dự án được cơ quan chức năng công bố.

Cụ thể, vào tháng 5, Bộ Tài chính bất ngờ công bố danh sách 60 trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong giai đoạn từ 1/7/2014 đến 30/11/2016. Trong đó, Bộ Tài chính đã đề xuất thanh tra các dự án có dấu hiệu thực hiện không đúng mục đích đầu tư, vi phạm Luật Đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát thị trường.

tap doan muong thanh
Mường Thanh - cái tên bị thanh tra gây chấn động nhất năm 2017.

Sau bản “danh sách 60” gây rúng động dư luận này là “Kết luận thanh tra về đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu đô thị của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2014” do Thanh tra Chính phủ công bố, với tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra lên tới hơn 1.562 tỷ đồng.

Một loạt dự án lớn của các “đại gia” như FLC, Geleximco, Handi Resco, Tập đoàn Mường Thanh, Vinconex 2 cũng có tên trong Bản Kết luận sai phạm của Thanh tra Chính phủ.

Tiếp theo đó là kết luận vi phạm tại 7 dự án BT lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Làn sóng thanh tra tiếp tục dâng cao hơn trong những tháng cuối năm khi loạt sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh trong xây dựng có thể khiến doanh nghiệp này bị truy tố.

Mới nhất đây là quyết định thanh tra các dự án trên bán đảo Sơn Trà; 9 dự án, mua, thuê 31 nhà công sản và dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (tất cả đều tại Đà Nẵng). Các diễn biến này đang thu hút sự chú ý rất lớn từ phía dư luận vì liên quan đến nhiều chủ đầu tư và cả chính quyền thành phố.

2. Đất nền lên cơn sốt

Năm 2017, thị trường đất nền lên cơn sốt ở Đà Nẵng, TP. HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác khi nhiều khu đất tại một số nơi đội giá tới 60 – 70%, thậm chí có nơi tăng gấp 2 - 3 lần.

Một số cơn sốt đất nền đáng chú ý phải kể đến quận Cẩm Lệ, Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); huyện Đông Anh (Hà Nội).

sot dat nen
Cơn sốt đất nền diễn ra tại nhiều nơi trong năm 2017.

Đặc biệt, cơn sốt lớn nhất diễn ra tại TP. HCM, bắt đầu từ khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức), lan ra khu Nam (quận 7, 8, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh), rồi đến khu Tây (quận 12, Tân Phú, Bình Tân và 3 huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh) và cả huyện Cần Giờ. Giá đất tại những khu vực này đã có mức tăng rất mạnh so với năm trước, trung bình tăng 100 – 200%, thậm chí tăng 300%.

Như vậy, theo ông Hưng - Phó chủ tịch HĐQT CEN Group - thị trường BĐS hiện đang ở “đỉnh” của chu kỳ phát triển. Điều này đồng nghĩa, trong thời gian tới, thị trường sẽ chứng kiến đà suy giảm.

3. Tháo chạy khỏi cao cấp

Năm 2017, thị trường căn hộ cao cấp vẫn cho thấy sự phát triển khi có hàng loạt dự án mới bung hàng. Theo CBRE, chỉ tính riêng hai thị trường Hà Nội và TP. HCM đã có hơn 10.000 căn cao cấp mở bán mới.

Tuy nhiên, nếu so với năm 2016, có thể nói lượng căn hộ cao cấp mở bán mới trong năm 2017 đã suy giảm khá lớn.

Đánh giá về điều này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA) nhận định, thị trường căn hộ cao cấp đang trong tình trạng bão hòa. Biểu hiện điển hình là tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm dẫn đến nguồn mới ra cầm chừng.

Tình trạng quá dồi dào về nguồn cung đã dẫn đến một thực tế tất yếu là làn sóng bán cắt lỗ căn hộ cao cấp. Trong những tháng cuối năm, thị trường đã ghi nhận làn sóng này tại TP. HCM.

4. Đề xuất đánh thuế với bất động sản

Hồi tháng 8, đề xuất đánh thuế đối với căn nhà thứ 2 trở lên mà Bộ Tài chính đã đưa ra đã gây ra những luồng ý kiến trái chiều.

Theo Bộ, dù hiện nay có nhiều khoản thu liên quan đến BĐS thông qua các chính sách thuế, phí và lệ phí nhưng chưa có thuế tài sản hoặc thuế BĐS như thông lệ quốc tế. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng nên dự kiến việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư BĐS của người dân có xu hướng tăng lên.

Sau đề xuất đánh thuế này, Bộ Tài chính còn đưa ra đề xuất khác là đánh thuế VAT với chuyển quyền sử dụng đất. Đề xuất này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp. Các chuyên gia thống nhất cho rằng đề xuất này không phù hợp với Luật Thuế giá trị gia tăng và là thuế chồng thuế, sẽ tác động rất xấu đến thị trường BĐS.

Nguồn tin: homedy.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Bất Động Sản
Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay91
  • Tháng hiện tại16,782
  • Tổng lượt truy cập1,594,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây