Đề xuất cấm dùng điện thoại di động khi lái ôtô

Thứ tư - 17/01/2018 08:33
Sử dụng điện thoại di động khi lái xe là hành vi bị cấm trong Công ước quốc tế nhưng tại Việt Nam việc này chưa được luật hoá.

Sáng 16/1, Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức đã công bố các nghiên cứu về hành vi sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Đây là hành vi uy hiếp an toàn đã được cảnh báo và xử phạt trong một số nghị định, nhưng chưa được luật hoá.

Theo TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe tại 9 địa điểm ở TP HCM và Bình Dương.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện hàng ngày cao nhất rơi vào nhóm lái xe tải (50%), tiếp đến là lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm lái xe máy (8%).

Hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree). Người điều khiển xe đạp điện có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao gấp khoảng 32-38 lần so với người đi xe máy và xe đạp. 

Đường nông thôn có tỷ lệ người vi phạm cao nhất (khoảng 11 xe vi phạm trên mỗi 1.000 xe quan sát được).

Nhiều lái xe khách vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Ảnh cắt từ clip. 

Nhiều lái xe khách vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Ảnh cắt từ clip. 

Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, chỉ khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.

Khoảng 50-60% người được phỏng vấn trả lời rằng họ vẫn điều khiển xe chạy bình thường khi sử dụng điện thoại di động. Đa phần cho rằng họ tin vào khả năng kiểm soát tay lái.  

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện gây ra 6%- 8% tổng số vụ tai nạn giao thông. 

"Một kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên sa hình ôtô cho thấy, sử dụng điện thoại khi đang lái xe có thể làm xác suất xảy ra tai nạn giao thông tăng cao gấp gần 3 lần so với trường hợp không sử dụng điện thoại”, TS Vũ Anh Tuấn cho hay.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất cấm hoàn toàn hành vi sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện giao thông. Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính để tăng mức răn đe; tăng cường tuần tra xử phạt... 

Với điện thoại rảnh tay, từ kinh nghiệm của các nước phát triển (Mỹ, Đức, Nhật Bản... cho phép sử dụng điện thoại rảnh tay) có thể cho phép sử dụng các công nghệ kết nối như Bluetooth. 

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông cho biết, Luật Giao thông đường bộ 2008 không cấm sử dụng điện thoại trên ôtô mà mới chỉ cấm với người đi xe máy. Tuy vậy, hành vi sử dụng điện thoại cầm tay khi điều khiển phương tiện cơ giới bị cấm trong Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện.

"Qua nghiên cứu này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ chuyển kết quả nghiên cứu tới các cơ quan có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp phù hợp, bao gồm hoàn thiện quy định pháp luật, tuyên truyền giáo dục và kiểm tra giám sát, cưỡng chế thực thi", ông Hùng nói. 

Theo Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Bất Động Sản
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay189
  • Tháng hiện tại20,928
  • Tổng lượt truy cập1,598,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây